- Dễ áp dụng trên quy mô nhỏ, khu vực có nguồn nước dồi dào.
b) Nhược điểm:
- Nguy cơ mang mầm bệnh từ bên ngoài cao hơn, nếu nguồn nước cấp không được xử lý kỹ.
- Tốn chi phí điện, nhân công và thời gian để bơm/xả nước thường xuyên.
- Ảnh hưởng xấu đến môi trường tự nhiên nếu xả nước thải ra ngoài mà không xử lý đạt chuẩn.
3. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CẦN PHÂN TÍCH THÊM:
- Nguồn nước: Quan trọng nhất là chất lượng nguồn nước. Nước đầu vào cần được xử lý (qua ao lằng, ao lọc), các chỉ số đạt chuẩn.
- Thời tiết - khí hậu: Mô hình nước đứng thường hiệu quả hơn vào mùa khô, khi nguồn nước khan hiếm. Ngược lại, mô hình nước xổ linh hoạt hơn trong việc điều tiết môi trường ao nuôi.
- Chi phí đầu tư: Mô hình nước đứng ban đầu tốn nhiều chi phí hơn do cần vi sinh, thiết bị oxy, theo dõi, nhưng về lâu dài lại ổn định hơn.
- Chỉ tiêu sản lượng: Nếu kiểm soát tốt, mô hình nước đứng có thể đạt sản lượng cao và ổn định hơn. Nước xổ phù hợp với mô hình ngắn hạn, nhanh quay vòng vốn.
4. DÙ MÔ HÌNH NÀO – GIỐNG TÔM CHẤT LƯỢNG VẪN LÀ CỐT LÕI!
- Dù chọn mô hình nuôi nào, yếu tố quyết định hiệu quả cuối cùng vẫn là chất lượng con giống. Tôm giống gia hoá Siêu Việt – tôm sú gia hoá sạch bệnh, nhanh lớn, thích nghi tốt, đạt đầu con cao – sẽ là nền tảng giúp bà con khởi đầu thuận lợi.
- Đặc biệt, giống tôm của chúng tôi được sản xuất từ tôm bố mẹ từ Tập đoàn Moana – Mỹ, trải qua quy trình kiểm dịch, chọn lọc nghiêm ngặt. Mỗi con giống xuất trại đều có thẻ chứng nhận nguồn gốc, rõ ràng và minh bạch.
=> Tôm giống gia hoá Siêu Việt luôn đồng hành cùng bà con trong mọi mô hình nuôi!
Nguồn: Tạp chí Thuỷ Sản Việt Nam - Tepbac